Tin tức
Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật Thủ tục hành chính công Invest Quảng Ninh

TIẾN TRÌNH CÔNG ƯỚC DI SẢN THẾ GIỚI

Đăng lúc 15:15:30 Ngày 16/06/2023 | Lượt xem 552 | Cỡ chữ

 

    Di sản văn hóa và thiên nhiên là những tài sản vô giá và không thể thay thế được, không chỉ của một dân tộc mà còn là của nhân loại nói chung. Trong số đó, có những di sản với những tính chất vô cùng quan đặc biệt của chúng, được coi là có “Giá trị Nổi bật Toàn cầu” và vì vậy, xứng đáng được bảo vệ đặc biệt để chống lại những nguy cơ ngày càng lớn mà chúng đang phải đối mặt. Với mục tiêu nhận diện, bảo vệ, bảo tồn, giới thiệu và truyền lại cho đời sau những di sản văn hóa và thiên nhiên có Giá trị Nổi bật Toàn cầu, Công ước quốc tế về bảo tồn Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới đã được ra đời. Chúng ta cùng điểm qua lại những dấu mốc quan trọng trong tiến trình Công ước Di sản thế giới:
    Năm 1972 - Thông qua Công ước
    Công ước liên quan đến Bảo vệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới được thông qua. Đây là một Công ước quốc tế đầu tiên tích hợp cả khái niệm về bảo vệ thiên nhiên và bảo vệ các di sản văn hóa - khẳng định sự tương tác của con người với thiên nhiên và những yêu cầu cơ bản để duy trì sự cân bằng, hài hòa của hai bên. Công ước được Đại hội đồng UNESCO thông qua ngày 16 tháng 11 năm 1972. 
    Năm 1975 - Phê chuẩn Công ước
    Công ước Di sản thế giới chính thức có hiệu lực kể từ khi nhận được phê chuẩn của 20 Quốc gia thành viên đầu tiên. Danh mục Di sản Thế giới trong tình trạng nguy cấp được thiết lập nhằm tăng cường sự lưu tâm đối với các di sản cần sự cân nhắc đặc biệt và ưu tiên hỗ trợ ở cấp quốc tế. Quỹ Di sản thế giới được thành lập để hỗ trợ các Quốc gia thành viên xác định, bảo tồn và quảng bá các Di sản thế giới thông qua cả sự đóng góp tự nguyện và bắt buộc. 
    Năm 1978 - Hướng dẫn thực hiện Công ước
    Ủy ban Di sản thế giới xây dựng bộ tiêu chí để ghi danh các di sản vào Danh mục Di sản thế giới và soạn thảo Hướng dẫn thực hiện Công ước, đề ra các điều khoản khác về giám sát và báo cáo đối với các Di sản đã được ghi danh. Quần đảo Galápagos của Ecuador trở thành một trong mười hai di sản đầu tiên được ghi danh trong Danh mục Di sản thế giới. 
    Năm 1992 - Cảnh quan văn hóa
    Với 377 Di sản được ghi danh trong 20 năm đầu của Công ước, Trung tâm Di sản Thế giới được thành lập để giám sát việc quản lý hàng ngày của Công ước. Một loại hình di sản mới được bổ sung, do đó, Công ước trở thành công cụ pháp lý đầu tiên để công nhận và bảo vệ cảnh quan văn hóa.
    Năm 1994 - Chiến lược toàn cầu
    Ủy ban thông qua Chiến lược Toàn cầu về Danh mục Di sản Thế giới Cân bằng và Đáng tin cậy, nhằm giải quyết sự mất cân đối về số lượng di sản giữa các khu vực trên thế giới, giữa các loại hình di tích và thời gian được thành tạo. Chiến lược đánh dấu sự phát triển từ tầm nhìn hạn hẹp của các di sản sang tầm nhìn toàn cầu có định hướng, đa chức năng hơn về các Di sản Thế giới. Văn kiện Nara về tính xác thực được thông qua, ghi nhận bản chất tự nhiên của các giá trị di sản trong từng bối cảnh văn hóa.
    Năm 2002 - “4Cs” (Bốn chữ C)
    Nhân dịp kỷ niệm 30 năm Công ước, Ủy ban thông qua Tuyên bố Budapest về Di sản Thế giới, với sự tham gia của tất cả các bên liên quan nhằm hợp tác hỗ trợ bảo tồn Di sản Thế giới thông qua bốn Mục tiêu Chiến lược chính ("4Cs"): Sự tin cậy (Credibility), Bảo tồn (Conservation), Nâng cao năng lực (Capacity-building) và Truyền thông (Communication). Sáng kiến Đối tác Di sản Thế giới, ngày nay còn được gọi là PACT, được công bố nhằm khuyến khích các mối quan hệ đối tác công - tư và thiết lập một khuôn khổ mà qua đó một loạt các tổ chức, cá nhân có thể đóng góp cho công tác bảo tồn các Di sản Thế giới trên toàn cầu.
    Năm 2007 - “5Cs”… và Cộng đồng
    Ủy ban Di sản Thế giới bổ sung chữ 'C' thứ năm - Cộng đồng (Community) - vào Mục tiêu Chiến lược nhằm làm nổi bật vai trò quan trọng của cộng đồng địa phương trong việc bảo tồn Di sản Thế giới.
    Năm 2014 - Di sản thứ 1.000 được ghi danh
    Đồng bằng sông Okavango ở Botswana là Di sản thứ 1.000 được ghi vào Danh mục Di sản Thế giới. Đồng bằng này bao gồm các đầm lầy ngập nước quanh năm và các vùng đồng bằng ngập nước theo mùa. Đây cũng là nơi sinh sống của một số loài động vật có vú lớn đang có nguy cơ tuyệt chủng trên thế giới, như Báo gêpa, Tê giác trắng, Tê giác đen, Chó hoang châu Phi và Sư tử.
    Năm 2018 - Khuyến nghị Warsaw
    "Khuyến nghị Warsaw về Phục hồi và Tái tạo Di sản Văn hóa" được xây dựng tại 'Hội thảo quốc tế về: Những thách thức của việc phục hồi Di sản Thế giới' tổ chức tại Warsaw, Ba Lan, từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 5. Đây là những hướng dẫn chung cho việc khôi phục và tái thiết các Di sản Thế giới sau xung đột vũ trang hoặc thảm họa do thiên tai, đặc biệt là đối với các khu đô thị, công trình lịch sử.
    Năm 2022 - 50 năm thành lập Công ước
    Một năm với nhiều hoạt động, bao gồm các sự kiện, hội nghị, hội thảo, triển lãm và chiến dịch truyền thông có mục tiêu hướng tới kỷ niệm 50 năm Công ước Di sản Thế giới.
 (Nguồn: https://whc.unesco.org/ - Dịch: Nguyễn Linh Chi) 


 
Biểu tượng Di sản thế giới
 


Di sản Thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long

 

 

Linh Chi
 

8/10 184 bài đánh giá
messenger icon
Các tuyến tham quan