Đăng lúc 08:57:05 Ngày 28/03/2020 | Lượt xem 15232 | Cỡ chữ
Thực vật của Hạ Long rất độc đáo và đa dạng. Theo kết quả nghiên cứu mới nhất năm 2014 của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật được công bố tại Hội nghị Khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 6 thì hệ thực vật bậc cao có mạch phân bố ở vịnh Hạ Long có ít nhất 508 loài, 347 chi thuộc 113 họ, được tạo thành từ 3 kiểu quần xã thực vật chủ yếu sau đây:
- Thảm thực vật ngập mặn: Chủ yếu phân bố dọc ven bờ các đảo như hang Đầu Gỗ, Bồ Hòn. Đặc trưng của thảm thực vật ngập mặn ở đây là Sú chiếm ưu thế sau đó mới đến các loài khác như Vẹt dù, Vẹt đĩa, Đước vòi, Mắm, Bần chua, Cóc trắng… Ngoài ra tại các khu vực bị ngập lúc triều lên còn gặp một số loài như Hếp, Tra bồ đề, Tra làm chiếu, Cui…
Rừng ngập mặn vịnh Hạ Long
- Thảm cây bụi trên các sườn và vách đá ở các đảo: Thảm thực vật tại sườn Đông thường tốt hơn ở sườn Tây, chủ yếu là trảng cây bụi thấp hoặc gỗ nhỏ có chiều cao không lớn. Thực vật phổ biến ở đây là các loài Huyết giác, Mang, Trôm, Ngũ gia bì Hạ Long, Tuế Hạ Long, Móng bò thơm, Cọ Hạ Long, Lan hài vệ nữ hoa vàng…
Cọ Hạ Long
-Thảm thực vật rừng trong các thung lũng núi đá: Thực vật trong các thung lũng ở các đảo như Bồ Hòn, Lờm Bò, Tùng Lâm, Chân Voi, Cát Lán… nhờ phát triển trên nền đá vôi có tầng đất mùn tương đối dày nên phát triển tốt, cá biệt có những cá thể đạt chiều cao tới 15-20m, đường kính 50-60m. Tại đây còn gặp một số loài gỗ quý như Táu, Sến, Mang cụt), Chè đắng…
Đặc biệt, hệ thực vật Hạ Long được ghi nhận có 19 loài thực vật đặc hữu của Việt Nam như Ngũ gia bì Hạ Long, Cọ Hạ Long, Tuế Hạ Long..., trong đó có 15 loài được ghi nhận là các loài đặc hữu hẹp mới chỉ được ghi nhận có phân bố trên các đảo Hạ Long và Cát Bà; 4 loài là các loài đặc hữu của vùng Đông Bắc Việt Nam (theo Phụ lục 01).
Bên cạnh đó tại Hạ Long còn ghi nhận có 25 loài thực vật quý hiếm (theo Phụ lục 02). Ở mức độ quốc gia có 19 loài thực vật có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), 04 loài có tên trong Phụ lục của Nghị định số 32/2006-NĐCP, 02 loài có tên cả trong Sách Đỏ Việt Nam và Phụ lục của Nghị định số 32/2006-NĐCP. Ở cấp độ quốc tế có 01 loài xếp ở mức nguy cấp (EN) - Lan hài vệ nữ hoa vàng và 01 loài ở mức gần bị đe dọa (NT) - Thiên tuế Hạ Long.
Thiên tuế Hạ Long
PHỤ LỤC 01 – Các loài thực vật đặc hữu được ghi nhận có phân bố trên các đảo ở vịnh Hạ Long
TT |
Tên khoa học |
Tên Việt Nam |
Họ thực vật |
Ghi chú |
1 |
Schefflera alongensis R.Vig. |
Ngũ gia bì hạ long |
Araliaceae |
Đặc hữu của |
2 |
Livistona halongensis Kiew& T. H. Nguyen |
Cọ hạ long |
Arecaceae |
Đặc hữu của |
3 |
Impatiens halongensis Kiew& T. H. Nguyen |
Bóng nước hạ long |
Balsaminaceae |
Đặc hữu của |
4 |
Cycas tropophylla K. D. Hill& P. K. Loc |
Tuế hạ long |
Cycadaceae |
Đặc hữu của |
5 |
Chirita drakei Burtt. |
Cây rita drake |
Gesneriaceae |
Đặc hữu vùng Đông Bắc |
6 |
Chirita gemella D.Wood. |
Cầy ri một cặp |
Gesneriaceae |
Đặc hữu của |
7 |
Chirita halongensis Kiew& T. H. Nguyen |
Cầy ri hạ long |
Gesneriaceae |
Đặc hữu của |
8 |
Chirita hiepii Kiew& T. H. Nguyen |
Cầy ri hiệp |
Gesneriaceae |
Đặc hữu của |
9 |
Chirita modesta Kiew& T. H. Nguyen |
Cầy ri ôn hoà |
Gesneriaceae |
Đặc hữu của |
10 |
Paraboea halongensis Kiew& T. H. Nguyen |
Song bế hạ long |
Gesneriaceae |
Đặc hữu của |
11 |
Neolitsea alonngensis Lecomte |
Nô hạ long |
Lau raceae |
Đặc hữu của |
12 |
Munronia petiolata N. T. Cuong, D. T. Hoan & Mabb |
Mun rô cuống dài |
Meliacea |
Đặc hữu của |
13 |
Ficus superba var. alongensis |
Sung hạ long |
Moraceae |
Đặc hữu của |
14 |
Ardisia pedalis |
Cơm nguội chân |
Myrsinaceae |
Đặc hữu vùng Đông Bắc |
15 |
Jasminum alongensis |
Nhài hạ long |
Oleaceae |
Đặc hữu của Hạ Long, Cát Bà |
16 |
Hedyotis lecomtei |
An điền hạ long |
Rubiaceae |
Đặc hữu vùng Đông Bắc |
17 |
Allophylus leviscens |
Ngoại mộc tai |
Sapindaceae |
Đặc hữu vùng Đông Bắc |
18 |
Pilea alongensis |
Nan ông hạ long |
Urticaceae |
Đặc hữu của |
19 |
Alpinia calcicola |
Riềng núi đá |
Zingiberaceae |
Đặc hữu của |
PHỤ LỤC 02- Các loài thực vật bị đe dọa có ghi nhận trên các đảo ở vịnh Hạ Long
TT |
Tên khoa học |
Tên Việt Nam |
SĐVN (2007) |
NĐ số 32/2006 -NĐCP |
IUCN |
1 |
Selaginella tamariscina (Beauv.) Spring |
Quyển bá trường sinh |
VU |
|
|
2 |
Drynaria bonii Chr. |
Ráng đuôi phụng bon |
VU |
|
|
3 |
Cycas tropophylla K. D. Hill |
Thiên tuế Hạ Long |
|
IIA |
NT |
4 |
Chroesthus lanceolata (T. Ander) B. Hand. |
Đài mác |
CR |
|
|
5 |
Alangium tonkinense Gagnep. |
Thôi chanh bắc |
VU |
|
|
6 |
Aristolochia indica L. |
Sơn dịch |
VU |
|
|
7 |
Asarum glabrum Merr. |
Hoa tiên |
VU |
IIA |
|
8 |
Sarcostemma acidum (Roxb.) Voigh |
Tiết căn |
EN |
|
|
9 |
Gymnostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino |
Dần Tòong (Thư tràng) |
EN |
|
|
10 |
Sophora tonkinense Gagnep. |
Hòe Bắc Bộ |
VU |
|
|
11 |
Strychnos cathayensis Merr. |
Gio (Mã tiền cà thây) |
VU |
|
|
12 |
Strychnos ignatii Berg. |
Đậu gió (Mã tiền lông) |
VU |
|
|
13 |
Strychnos umbellata (Lour.) Merr. |
Mã tiền hoa tán |
VU |
|
|
14 |
Stephania cepharantha Hayata |
Bình vôi hoa đầu |
EN |
IIA |
|
15 |
Stephania rotunda Lour. |
Củ bình vôi |
|
IIA |
|
16 |
Stephania tetrandra S.Moore |
Củ dòm |
|
IIA |
|
17 |
Ardisia sylvestris Pitard |
Lá khôi |
VU |
|
|
18 |
Meliantha suavis Pierre |
Rau sắng |
VU |
|
|
19 |
Murraya glabra Guill |
Nguyệt quế nhẵn (Vương tùng) |
VU |
|
|
20 |
Sinoradlkofera minor (Hemsl.) F. G. Mey |
Bông mộc |
EN |
|
|
21 |
Madhuca pasquieri (Dubard) H. J. Lam |
Sến mật |
EN |
|
|
22 |
Dioscorea collettii Hook. f. |
Nần nghệ |
EN |
|
|
23 |
Paphiopedilum concolor (Bateman) Pfitzer |
Lan hài đốm |
|
IA |
EN |
24 |
Stemona saxorum Gagnep. |
Bách bộ đứng |
VU |
|
|
25 |
Parispolyphylla Smith. |
Trọng lâu nhiều lá |
EN |
|
Phòng Nghiệp vụ Nghiên cứu
vịnh hạ long Khác: