Tin tức
Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật Thủ tục hành chính công Invest Quảng Ninh

Mun rô cuống dài (Munronia petiolata) trên vịnh Hạ Long - ghi nhận loài mới cho khoa học

Đăng lúc 11:25:11 Ngày 09/08/2021 | Lượt xem 1254 | Cỡ chữ

 

    Ngoài hai giá trị nổi bật toàn cầu đã được UNESCO công nhận, vịnh Hạ Long còn là nơi chứa đựng những giá trị đa dạng sinh học cao, trong đó, thực vật của vịnh Hạ Long rất độc đáo, đa dạng. Vào năm 2014, trong quá trình nghiên cứu, giám sát trên vịnh Hạ Long, các nhà khoa học đã ghi nhận 1 loài mới cho khoa học, đó là Mun rô cuống dài (Munronia petiolata).
Munronia petiolata thuộc Họ Xoan. Cây cao khoảng 30 - 60 cm, thân phân nhánh yếu, lá theo hình xoắn ốc, mọc thành cụm gần đỉnh cành, cuống lá dài từ 2 - 4,5 cm, mọng nước; Lá thuôn dài có trục mọng nước dọc theo gân giữa. Cây có 3 - 5 hoa, mọc đối xứng. Đài hoa hình trăng khuyết; Tràng hoa màu trắng, dài 2 - 3cm. Quả nang hình cầu lõm, chia làm 4 thùy có 1 - 2 hạt. Hạt màu vàng nhạt, hình trứng, dài 4 - 6 mm. Munronia petiolata ra hoa và kết quả vào khoảng tháng 6 đến tháng 9 hàng năm.
Munronia petiolata thường mọc trong các kẽ hở của đá vôi tại một số đảo trên vịnh Hạ Long, chúng khác biệt với các loài Munronia đã biết, nổi bật nhất là ở cuống lá dài của nó và được TS. Nguyễn Thế Cường mô tả năm 2014. Loài này khá hiếm gặp, được đánh giá ở mức độ đe dọa nguy cấp (NE) của IUCN. Cho đến nay, Munronia petiolata mới chỉ được phát hiện ở một số đảo trên vịnh Hạ Long, số lượng loài trong quần thể chưa có điều tra cụ thể, vì vậy cần nghiên cứu thêm về loài này để góp phần bảo tồn, quảng bá giá trị đa dạng sinh học vịnh Hạ Long tới du khách. 

 

 

 

 

Phạm Lê Minh

9/10 418 bài đánh giá
messenger icon
Các tuyến tham quan