Tin tức
Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật Thủ tục hành chính công Invest Quảng Ninh

Mối quan hệ giữa Di sản Thế giới và cư dân bản địa

Đăng lúc 14:48:12 Ngày 31/05/2024 | Lượt xem 214 | Cỡ chữ


Có nhiều khu Di sản văn hóa và thiên nhiên trên thế giới hiện nay đang là nơi sinh sống của những người dân bản địa. Theo chính sách của UNESCO về sự tham gia của người dân bản địa đã được công nhận, các di sản thế giới thường nằm trong vùng đất được quản lý bởi những cư dân bản địa - những người sử dụng đất, kiến thức và giá trị văn hóa, tâm linh của họ liên quan đến di sản. Được truyền cảm hứng từ Tuyên bố về Quyền của Người bản địa của Liên Hợp Quốc (UNDRIP), chính sách của UNESCO đề cao quyền của người bản địa đối với vùng đất, vùng lãnh thổ truyền thống của họ và công nhận hệ thống quản lý truyền thống là một phần của các phương pháp quản lý mới. Chính sách này mô tả cư dân bản địa là những người quản lý một phần quan trọng đối với sự đa dạng sinh học, văn hóa và ngôn ngữ của thế giới và là đối tác trong các hoạt động bảo tồn và bảo vệ di tích.
 Theo chính sách của UNDRIP và UNESCO, Hướng dẫn thực hiện Công ước Di sản Thế giới công nhận vai trò của những cư dân bản địa trong việc xác định, quản lý, bảo vệ và giới thiệu Di sản Thế giới. Trong tinh thần này, Diễn đàn Người bản địa Quốc tế về Di sản Thế giới hoạt động như một nền tảng phản ánh về việc thu hút người dân bản địa tham gia công tác xác định, bảo tồn và quản lý các di sản Thế giới, như đã ghi nhận bởi Ủy ban Di sản Thế giới tại kỳ họp thứ 41 (Kraków, 2017). 
Cụ thể, Hướng dẫn thực hiện công nhận: 
- Người dân bản địa với tư cách là các bên liên quan và người nắm quyền trong quá trình xác định, đề cử, quản lý và bảo vệ các di sản Thế giới cũng như trong việc giới thiệu di sản, theo hướng tiếp cận dựa trên nhân quyền (đoạn 12 và 211 d);
- Sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của người dân bản địa trong việc chuẩn bị Danh sách Dự kiến, tức là danh sách kiểm kê các khu vực, địa điểm mà các Quốc gia thành viên có ý định xem xét để đề cử. Trước khi đưa các địa điểm vào Danh sách Dự kiến của mình, “Các Quốc gia thành viên sẽ phải tham khảo và hợp tác thiện chí với những cư dân bản địa liên quan thông qua các cơ quan đại diện của họ để có được sự đồng thuận tự nguyện, báo trước được cung cấp thông tin” (đoạn 64).
- Đa dạng sinh học và đa dạng văn hóa có mối liên hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau. Các hoạt động của con người có thể phù hợp với Giá trị Nổi bật Toàn cầu của khu vực nơi mà chúng có tính bền vững về mặt sinh thái (đoạn 90);
- Sự hiểu biết chung toàn diện về di sản, các giá trị toàn cầu, quốc gia và địa phương cũng như bối cảnh sinh thái xã hội của nó được cung cấp bởi tất cả các bên liên quan, bao gồm cả người dân bản địa, như một yếu tố chung có thể có của một hệ thống quản lý hiệu quả (đoạn 111 và 117); 
- Thúc đẩy sự tham gia hiệu quả, toàn diện và công bằng của cộng đồng, người dân bản địa và các bên liên quan khác có liên quan đến di sản thông qua luật pháp, chính sách và chiến lược như những điều kiện cần thiết để bảo vệ, bảo tồn, quản lý và giới thiệu bền vững các Di sản Thế giới (đoạn 119);
- Sự tham gia hiệu quả và toàn diện của người dân bản địa trong quá trình đề cử để chứng minh rằng đã có được sự đồng ý theo nguyên tắc tự nguyện, được báo trước và được cung cấp thông tin đầy đủ từ họ và cho phép họ có trách nhiệm chung với Quốc gia thành viên trong việc bảo vệ, bảo tồn Di sản (đoạn 123);
- Các chương trình giáo dục và nâng cao năng lực nhằm thúc đẩy lợi ích kinh tế bền vững và toàn diện cho cộng đồng địa phương và người dân bản địa, bao gồm thúc đẩy việc sử dụng vật liệu, tài nguyên địa phương, thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo địa phương cũng như bảo vệ di sản phi vật thể gắn liền với các Di sản Thế giới (đoạn 214bis);
- Kiến thức truyền thống và bản địa được cộng đồng địa phương và người dân bản địa nắm giữ, với tất cả sự đồng thuận cần thiết, nhằm chứng minh đóng góp của việc bảo tồn và quản lý các Di sản Thế giới, vùng đệm và khu vực rộng hơn đối với sự phát triển bền vững (đoạn 215);
- Các yêu cầu Hỗ trợ Quốc tế mang tính bao hàm, bao gồm sự tham gia của cộng đồng địa phương và người dân bản địa (đoạn 239 j).
(Nguồn: https://whc.unesco.org/en/activities/496/)
 


Giá trị văn hóa lịch sử thể hiện qua lễ hội của ngư dân làng chài trên vịnh Hạ Long 

 

Linh Chi
 

8/10 71 bài đánh giá
messenger icon
Các tuyến tham quan