Đăng lúc 14:12:46 Ngày 25/04/2024 | Lượt xem 417 | Cỡ chữ
Hóa thạch, hay chính là các di tích sinh vật còn lưu trong đá, ở vịnh Hạ Long khá đa dạng, phong phú. Theo GS.TS. Tạ Hòa Phương, khi nghiên cứu các hóa thạch để lại trong đá có thể cho phép các nhà khoa học vẽ lên bức tranh về sự tiến hóa sinh vật. Thông qua các hóa thạch trên đá, các nhà địa chất sẽ biết được tuổi tương đối của tầng đá chứa chúng. Thật kỳ diệu, nhờ quá trình nứt tách, đổ lở các khối đá và sự ăn mòn của nước mưa, ta có thể gặp những hóa thạch như vậy lộ ra trên bề mặt đá. Trong hành trình tham quan của mình, có thể bạn đã đi lướt qua những sinh vật bé nhỏ nhưng nhiều ý nghĩa khoa học đó.
Một số hóa thạch trên khu vực vịnh Hạ Long có thể kể đến: Hóa thạch Bút đá, gồm những nhánh mảnh dẻ, từng sống trôi nổi trên mặt biển, được phát hiện rất nhiều trong đá phiến sét ở đảo Cô Tô. Trong đá trầm tích lục nguyên đảo Ngọc Vừng, Cống Tây, Trà Bản, Cát Bà, hay các đảo đá vịnh Hạ Long...đã phát hiện được các di tích động vật Tay cuộn, San hô Vách đáy, San hô bốn tia, Hai mảnh vỏ và Huệ biển…
Cùng khám phá một số hình ảnh thú vị của các hóa thạch này trên vịnh Hạ Long.
Hóa thạch San hô vách đáy lộ ra trên bề mặt đá bị ăn mòn
Hóa thạch San hô bốn tia tại tảng đổ lở hòn 649 - khu vực đảo Đầu Bê
Đá vôi với thành phần được cấu tạo chủ yếu bởi hóa thạch thân đốt Huệ biển trên vịnh Hạ Long (hòn Hai Buồm - khu vực đảo Đầu Bê)
Đá vôi với thành phần được cấu tạo chủ yếu bởi hóa thạch San hô bốn tia và thân đốt Huệ biển trên vịnh hạ Long (khu vực Cống Lá)
Quần thể San hô hình ống ở đảo Soi Sim.
Tay cuộn ở đảo Soi Sim, hình chiếu bằng (trái) và nghiêng (phải).
Nguyễn Thị Tâm
Các tin cũ hơn:
Các tin mới hơn: