Đăng lúc 10:54:19 Ngày 13/05/2021 | Lượt xem 2244 | Cỡ chữ
Theo Hướng dẫn thực hiện Công ước Di sản thế giới, Biểu tượng Di sản thế giới do ông Michel Olyff thiết kế, được Ủy ban Di sản thế giới thông qua tại Khóa họp thứ hai (Washington, 1978).
Biểu tượng này tượng trưng cho sự phụ thuộc lẫn nhau của các di sản văn hóa và thiên nhiên: hình vuông trung tâm là một hình tạo bởi con người và vòng tròn đại diện cho thiên nhiên, cả hai được gắn kết chặt chẽ với nhau. Biểu tượng này hình tròn giống như Thế giới, nhưng đồng thời nó là một biểu tượng về sự bảo vệ. Nó tượng trưng cho Công ước Di sản thế giới, minh chứng cho sự tuân thủ của các Quốc gia thành viên với Công ước và góp phần xác định các di sản được ghi trong Danh sách Di sản thế giới. Nó cũng được gắn với kiến thức của công chúng về Công ước, là thước đo về uy tín và độ tin cậy của Công ước. Trên hết, nó là đại diện của các giá trị toàn cầu mà Công ước tôn vinh.
Việc sử dụng Biểu tượng Di sản thế giới phải được tuân thủ theo Hướng dẫn và Nguyên tắc do Ủy ban Di sản thế giới thông qua tại Phiên họp thứ 22 (Kyoto, 1998). Các Quốc gia thành viên của Công ước cần thực hiện mọi biện pháp có thể để ngăn chặn việc bất kỳ một tổ chức nào trong nước mình sử dụng Biểu tượng vì những mục đích không được Ủy ban Di sản thế giới chính thức công nhận.
Trên vịnh Hạ Long, biểu tượng Di sản thế giới được đặt tại đảo Đầu Gỗ (phía Tây), đảo Đầu Bê (phía Nam) và đảo Cống Tây (phía Đông), là ba đảo giới hạn khu vực Di sản thế giới được UNESCO công nhận với diện tích 43.400ha.
Mai Thị Trang
Các tin cũ hơn:
Các tin mới hơn: